PH của Đất ảnh hưởng tới cây trồng như nào?

PH là gì ?

pH đất là thang đo phản ánh tính chất của đất mang tính axit hay bazơ, được đánh giá bằng nồng độ ion H+ có trong đất.

Để đảm bảo cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng khi bón vào, chúng ta cần duy trì độ pH đất ở mức từ 5,5 đến 7,5 bằng cách kiểm tra độ pH định kỳ và có những biện pháp cải thiện độ pH đúng cách.

vThông thường, bà con thường dựa mức 7 để chia đất thành 3 dạng:

pH = 7: đất trung tính, pH > 7: đất kiềm, pH < 7: đất chua

Độ pH  Tình trạng đất
3.0-4.0 Đất rất chua
4.0-5.0 Đất chua
5.1-6.0 Đất hơi chua
6.1-7.0 Đất trung tính
7.1-7.5 Đất hơi kiềm
7.5-8.0 Đất kiềm
>8.0 Đất kiềm nhiều

Tác động của pH đến dinh dưỡng trong đất.

Độ pH đất đóng vai trò rất quan trọng đến độ tan của dinh dưỡng trong đất. PH thấp hay cao quá  khiến cho độ hữu dụng của dinh dưỡng trong đất càng kém. Khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây tỉ lệ nghịch với độ pH. Cần phải duy trì độ pH ở mức từ 5,5 – 7,5 để đảm bảo toàn bộ dinh dưỡng chúng ta bón vào được cây hấp thu một cách tối đa.

 

độ pH ảnh hưởng tới độ tan của dinh dưỡng trong đất

pH thấp ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào ?

  • Nếu pH của đất quá thấp ngay cả những chất dinh dưỡng chính của cây là NPK và vi lượng khác cho dù có trong đất thì rễ cây cũng không thể hấp thu được, cây bị rối loạn chức năng trao đổi chất và hệ miễn dịch, chức năng phòng vệ của cây trồng giảm… Mặt khác, mangan, sắt, đồng,…dễ bị hòa tan trong đất do ảnh hưởng của độ axit, gây ức chế, ngộ độc cho cây và làm đất suy thoái nhanh.
  • pH đất thấp (pH<5) gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi sinh vật đất. pH đất càng thấp (pH<5), vi sinh vật đất không thể sinh sôi và phát triển, vi sinh vật đất bị ức chế. 
  • Khi đất không có vi sinh vật hoạt động mạnh thì:Các độc tố paclobutrazol, thuốc bảo vệ thực vật trong đất không bị phân hủy.
  • pH đất thấp (pH<5) ức chế vi sinh vật hiếu khí có lợi hoạt động, tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại như Phytophthora, Fusarium hoạt động mạnh, gây ra các bệnh ảnh hưởng đến cây trồng như nứt thân xì mủ, vàng lá thối rễ…

vậy, khi pH đất thấp chúng ta cần bổ sung cả vôi (canxi) và vi lượng để có thể cải tạo đất tốt hơn.

Vi lượng tốt nhất có trong các loại vật chất hữu cơ. Trong phân chuồng, phân xanh, xác bã động thực vật có rất nhiều vi lượng. Chúng ta có thể tận dụng tất cả các loại vật chất hữu cơ sẵn có mà bón cho cây để bổ sung vi lượng, hoặc chúng ta cũng có thể tham khảo các loại phân vi lượng trên thị trường.

pH cao ( đất kiềm ) ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào ?

  • Sử dụng quá nhiều vôi và canh tác nhà kính không tiếp xúc với mưa sẽ dễ dẫn đến đất bị kiềm
  • Đất kiềm cũng làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu, cũng như các vi lượng khác cây sẽ khó ra hoa,kết trái ảnh hưởng năng suất. Tuy nhiên đất kiềm lại rất hợp với các loại cây họ đậu.
  • Trái lại việc ảnh hưởng xấu tới thực vật thì môi trường đất kiềm lại là một nơi lý tưởng cho vi sinh vật xấu phát triển, ức chế khả năng sinh sôi của vi sinh vật có lợi…

Vì vậy khi đất bị kiềm chúng ta có thể tham khảo một số biện pháp cải tạo đất kiềm hiệu quả như bổ sung thêm các nguyên tố như lưu huỳnh,sắt sunphat …để gây axit hóa ,trung hòa độ pH

Chúng ta cũng có thể bón thêm các loại nguyên liệu hữu cơ đã được ủ như mùn cưa,dăm gỗ …hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện đất.

“MÙN DINH DƯỠNG ORGANIC CAO CẤP GIA HUY” hữu cơ vàng cho Đất & Cây:

https://huucogiahuy.com/product/mun-dinh-duong-huu-co-cao-cap/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *